A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐỀN QUAN TRẤN ẢI

Là ngôi đền cổ nằm tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Quỷ Môn hay còn được gọi là đền Quan Trấn Ải, nơi thờ những người lính và vị quan trấn ải Không Thân tướng quân đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để bảo vệ đất nước.  

   LINH THIÊNG ĐỀN QUAN TRẤN ẢI

Mỗi địa danh, mỗi ngọn núi ở Chi Lăng đã trở thành một điểm di tích ghi dấu những câu chuyện mang khí thế hào hùng của lịch sử dân tộc. Chi Lăng được coi là cửa ải xung yếu nhất trên con đường độc đạo từ Pha Lũy đến thành Đông Quan, đồng thời cũng là bức tường thành vững chắc của kinh thành Thăng Long giúp chặn đứng các cuộc viễn chinh xâm lược của giặc phương Bắc xưa. 

Là ngôi đền cổ nằm tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Quỷ Môn hay còn được gọi là đền Quan Trấn Ải, nơi thờ những người lính và vị quan trấn ải Không Thân tướng quân đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để bảo vệ đất nước.  

Tương truyền, đền được lập khoảng 600 năm trước đây để thờ những người lính trấn ải đã chiến đấu vô cùng anh dũng, chém chết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, phá tan đội quân xâm lược nhà Tống, và cũng là để ghi dấu nơi vua Lê Đại Hành đã làm lễ tấn phong cho các nghĩa sĩ đã xả thân vì nước ở đây.

Một truyền thuyết khác cho rằng đền thờ ông Mã Phục Ba - quan Thân Không Tướng Quân - đời thứ hai của dòng họ Nguyễn Đức tại Quế Võ, Bắc Ninh. Ông được Vua Lê cử lên đánh giặc phương Bắc.

Để tỏ rõ tấm lòng trung quân, Mã Phục Ba tướng quân đã rút gươm mổ bụng rút ruột trả nước và trao thân cho giặc. Vì thế, Vua Lê gọi ông là Thân Không tướng quân. Nơi ông tự vẫn chính là Đền Quỷ môn quan ngày nay nên đã được nhân dân lập đền thờ.

Ngôi đền nằm trên một địa thế gò đất đẹp, có quy mô 3 gian theo hình chữ “đinh”, gồm tiền bái 3 gian và hậu cung 1 gian. Kiến trúc theo lối khung vì kèo gỗ. Chính giữa đỉnh nóc đắp hình tượng “lưỡng long chầu nhật” với hình 2 con rồng đuôi xoắn chầu mặt trời tượng trưng sự linh thiêng. Phía trước có 2 cột đối trụ mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn, 2 mặt đắp câu đối. Toàn bộ mặt trước lắp cửa gỗ, sơn màu nâu.

Đền được vua phong sắc nhiều đời, hiện nay còn giữ được sắc phong năm Duy Tân thứ (năm 1909) và Khải Định thứ 24 (năm 1925). Kiến trúc đền hiện nay được xây từ năm 1935, mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Đền nằm cạnh con đường đi sứ xưa kia, sứ thần hai nước khi đi qua phải làm lễ “tam sinh” tức là giết trâu/bò, dê, lợn cáo yết theo lệ. Cửa đền có biển đề “hạ mã”, khi đi qua mọi người đều bỏ mũ nón, xuống ngựa. Đây là một trong 17 ngôi đền cổ linh thiêng của Lạng Sơn xưa, là chứng tích của quan hệ bang giao Việt – Trung qua nhiều thế kỷ.

Đền Quan Trấn Ải là 1 trong 52 điểm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Chi Lăng đã được xếp cấp Quốc gia năm 1962 và cũng là 1 trong 24 điểm di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt. Cùng với các di tích khác, ngôi đền là một trong những “chứng nhân lịch sử”, là nơi tôn nghiêm để du khách và Nhân dân địa phương gửi gắm tấm lòng tri ân đến các bậc anh hùng dân tộc tiền nhân đã có công đánh giặc giữ nước, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước đến thế hệ hôm nay và mai sau.

Đăng bởi: Phòng VH&TT huyện Chi Lăng.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tỷ giá và giá vàng